KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CHỈ THIÊN
ỨNG DỤNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC VINAXANH
I. Chọn đất và chuẩn bị đất:
Ớt cay có thể trồng được trên nhiều loại đất, tuy nhiên, cây ớt thích hợp nhất với đất xốp, thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ và có độ pH từ 5,5-6,8. Nếu đất chua phải bón vôi hoặc Dolomite, 80 – 100 kg/1000 m2.
Mùa mưa cần lên líp cao 25-30 cm, mặt líp rộng 1-1,2 m, ở giữa mặt líp cao hơn hai bên bìa líp để thoát nước tốt. Rãnh rộng 40 cm.
Bón lót phân hữu cơ, phân chuồng đã ủ hoai với nấm trichoderma, liều lượng 500 kg/1000 m2 hoặc phân hữu cơ vi sinh.
II. Chuẩn bị cây con :
Cây con được ươm trong bầu hoặc khay ươm với đất sạch trộn phân chuồng hoai, tro trấu, được phun vào đất VINAXANH tưới gốc, pha nồng độ 50 ml/bình 25 lít nước + chế phẩm Oligo chitosan . Cây con được che bằng giàn lưới. Trong thời gian ở vườn ươm, khi cây có lá thật, cứ 7 ngày một lần phun phân bón lá VINAXANH 1 (pha nồng độ 50 ml/bình 25 lít nước), có một lần pha chung với Nano chitosan để phòng trừ các bệnh do nấm, vi khuẩn, virut gây ra. Không bón hoặc tưới phân hóa học. Khi cây được 30 ngày thì đem trồng ra đồng.
Thời gian ở vườn ươm không nên tưới quá ẩm. Trước khi đem trồng 2-3 ngày nên dỡ bỏ dàn che, tưới VINAXANH tưới gốc vào bầu hoặc khay ươm trước khi đem trồng. Số lượng cây con phải nhiều hơn số lượng trồng để có thể trồng dặm thay thế những cây trồng bị chết.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Nếu có điều kiện, nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (màu ánh bạc mặt trên, màu đen mặt dưới) để giữ ẩm, hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, bọ trĩ.
Khoảng cách trồng tùy thuộc theo giống và mùa trồng. Trong mùa mưa nên trồng thưa hơn và nên trồng hàng đôi, chéo nanh sấu. Trồng cây con ra líp vào buổi chiều mát, mặt bầu ngang với mặt líp. Sau khi trồng xong, tưới nước vừa đủ ẩm.
Sau khi trồng, thường xuyên thăm đồng để kịp thời trồng dặm những cây bị chết.
· Bón phân: Các hốc trồng nên bón phân hữu cơ đã ủ hoai với chế phẩm vi sinh
Sử dụng phân VINAXANH 2 tưới gốc: Tưới sau khi cây đã bén rễ, cứ 10 ngày tưới gốc/lần, pha tỉ lệ 1/400 (1 lít nước/400 lít nước), tưới gốc suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây ớt. Mở rộng bec , phun vào gốc cây.
· Giai đoạn từ trồng đến trước khi ra bông:
- Phun lá VINAXANH 1 (50-60 ml/bình 25 lít) phun xen kẽ giữa 2 lần tưới gốc cho đến khi cây chuẩn bị ra bông.
- Tác dụng: cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, tạo cây khỏe, phát triển cành, nhánh mạnh, tăng cường sức đề kháng với sâu bệnh.
· Giai đoạn đậu trái đến cuối vụ:
1. Phun VINAXANH 4 (60-70 ml/bình 25 lít) phun xen kẽ giữa 2 lần tưới gốc suốt thời gian thu hoạch trái. Thường 4 ngày hái trái 1 lần, ngày thứ 5 phun phân bón VINAXANH 4
2. Quản lý nước:
· Mùa mưa phải thoát nước tốt, không được để đọng nước trong líp trồng.
· Mùa nắng phải tưới đủ nước, nhất là giai đoạn ra hoa, đậu trái để đảm bảo năng suất cao.
3. Tỉa nhánh, làm giàn:
· Tỉa nhánh: khi cây cao trên 20 cm thì bắt đầu bấm ngọn để cây phân nhánh tốt. Tỉa bỏ hết lá dưới điểm phân cành để gốc được thông thoáng và giúp cây có tán cao, phân nhánh nhiều ở phía trên , tạo tán rộng. Nên tỉa cành lúc nắng ráo.
· Làm giàn: Giàn được làm bằng trụ cây cắm ở 2 đầu luống và nên tăng cường cắm thêm cọc theo chiều dài của luống để giữ dây nilon không bị chùn xuống. Nếu có điều kiện, nên dùng nẹp tre thay cho dây nilon sẽ tốt hơn.
Tác dụng của giàn: giúp cây đứng vững và đứng thẳng, không bị đỗ ngã khi gió to vì cây ớt sẽ cao lớn khi bón phân VINAXANH
IV. Quản lý sâu bệnh hại trên cây ớt
Việc trồng ớt không khó nhưng để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, cần quản lý chặt chẽ các vấn đề về sâu bệnh gây hại.
Một số bệnh thường thấy trên cây ớt:
1. Bệnh héo rũ cây con
Tác nhân do nấm: Rhizoctonia solani, Fusarium spp, Pythium spp
Nấm tấn công vào giai đoạn cây con làm cây con chết nhanh và chết hàng loạt. Chú ý không để đất vườn ươm quá ẩm.
2. Bệnh héo xanh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum
Bệnh thường xuất hiện khi cây trưởng thành và khi cây mang nhiều trái non.
3. Bệnh thán thư, đốm quả do nấm Collectotrichum spp
4. Bệnh sương mai do nấm Phythopthora capsici
Quản lý dịch hại:
Sử dụng phân bón VINAXANH sẽ giảm áp lực sâu bệnh trên cây trồng, giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng với bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết do áp lực của sâu bệnh cao, có thể phun hỗ trợ cùng các chế phẩm trừ bệnh sinh học như : Nano chitosan của công ty Nông nghiệp Xanh Việt Nam (có thể phun chung với phân bón lá Vinaxanh). Chế phẩm này giống như một loại vaccin thực vật, giúp cây trồng tăng sức đề kháng với các bệnh do nấm, vi khuẩn, virut (phun ngừa pha tỉ lệ 1/1000, một tháng phun 1 lần) và cả khắc phục được bệnh khi cây đã bị bệnh (pha tỉ lệ 1/500 - phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày).
Có thể phun chế phẩm vi sinh trừ bệnh Nano Gro TM, 1 viên pha với 100 -200 lit nước phun đều lên cây và tưới vô đất để phòng và trị bệnh.
Một số sâu hại trên cây ớt:
1. Sâu ăn lá : thường xuất hiện và ăn lá non nhưng không nguy hiểm, có thể phun thuốc trừ sâu vi sinh
2. Bọ trĩ (bù lạch): thường phát triển trong điều kiện khô và nóng, chích hút nhự lá non, chồi non, nụ hoa làm lá, hoa biến dạng xoăn lại, cây kém phát triển, năng suất kém.
3. Nhện đỏ: Con trưởng thành có kích thước rất nhỏ, sống và đẻ trứng dưới phiến lá. Chúng hút dịch của lá, nhiếu sẽ làm lá khô cháy, rụng lá, rụng hoa, trái bị vàng, nứt khi trái lớn. Khi phun Nano chitosan phòng trừ bệnh cũng có tác dụng vô hiệu hóa các trứng và ấu trùng của nhện.
Biện pháp:
Sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh Tứ Quý để trừ sậu, rầy, rệp, bọ trĩ , phun lúc chiều mát. Thuốc trừ sâu vi sinh Tứ Quý 1kg/bich pha được 200 lít nước, nên phun sớm lúc mới chớm có ấu trùng.
V. Thu hoạch
Trên cây ớt có nhiều lứa hoa, ra trái liên tục nên 4-5 ngày thu hoạch một lần, sau khi thu hoạch nên phun lá phân Vinaxanh 4. Thu cả cuống trái và tránh làm gãy cành. Sử dụng phân VINAXANH có thể kéo dài thời gian thu hoạch (8 tháng từ trồng đến cuối vụ).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét